Ngày đăng: 27/05/2020   ||   Lượt xem: 671
Chia sẻ

Những người trẻ lội ngược dòng ở miền Tây - Kỳ 3: Về Đồng Tháp Mười xưa với cô gái 23 tuổi với dự án Việt Mekong farmstay, Nông trại nghỉ dưỡng thuận thiên Việt Mekong farmstay

TTO - Khách du lịch hết trồng lúa, nhặt trứng vịt rồi chuyển sang ngồi xe trâu dạo quanh ruộng đồng bát ngát. Đó là hình ảnh dễ dàng bắt gặp khi đặt chân đến với Viet Mekong Farmstay của Hồ Ngọc Trâm ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp.

Những người trẻ lội ngược dòng ở miền Tây - Kỳ 3: Về Đồng Tháp Mười xưa với cô gái 23 tuổi - Ảnh 1.

Hồ Ngọc Trâm đang tạo dựng “Đồng Tháp Mười xưa” thân thiện, an lành cho du khách - Ảnh: T.NHƠN

Tất cả thực phẩm ở đây đều trồng theo hướng hữu cơ tự nhiên có thể ăn tại chỗ, từ đậu đũa, đậu bắp, cà chua, so đũa đến hoa đậu biếc, hoa hồng...

HỒ NGỌC TRÂM

23 tuổi, quê Đồng Tháp, Hồ Ngọc Trâm hiện là sinh viên năm 3 chuyên ngành văn hóa du lịch Trường đại học Đồng Tháp.

Ngập tràn khó khăn ban đầu

Cũng giống các du khách, tôi như lạc vào miền ký ức khẩn hoang vùng Đồng Tháp Mười xưa với mô hình du lịch kết hợp trải nghiệm nông nghiệp sạch.

Cách thị trấn Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) chừng 500m, dự án Viet Mekong Farmstay đang tất bật chuẩn bị các công đoạn cuối cùng cho việc đón du khách trở lại sau dịch COVID-19.

Nằm lọt thỏm giữa bốn bề là ruộng lúa, cảm nhận đầu tiên khi đặt chân tới nơi đây là không khí trong lành, sảng khoái. Đường đê nhỏ rợp hoa mười giờ, dừa cạn. Men theo những hàng dừa, chuối là không gian thiên nhiên hoang dã xưa.

Đó là nhà tranh vách lá Nam Bộ, là ao sen, vườn rau, vườn hoa xanh mướt mắt. Cạnh đó là gian nhà trưng bày các dụng cụ làm đồng, bắt cá. Những cái cà ràng, mê bồ đựng lúa, gian bếp cũ dẫn du khách lạc vào vùng Đồng Tháp Mười xưa.

"Càng hiện đại người ta càng yêu thích những giá trị xưa. Ngày nay, do không gian sống chật hẹp, ồn ào nên du khách thường hay tìm về với thiên nhiên, với sự mộc mạc, giản dị" - Hồ Ngọc Trâm, CEO Viet Mekong Farmstay, chia sẻ.

Farmstay của Trâm kết hợp du lịch với trải nghiệm nông nghiệp sạch. Tại đây, du khách được tận tay trồng lúa, thu hoạch nông sản, đánh bắt cá đồng và cưỡi xe trâu men triền đê hóng gió. Mục đích Trâm gửi gắm đến du khách không đơn thuần là vui chơi, giải trí bình thường mà còn hướng đến việc tìm hiểu văn hóa bản địa.

"Mình không đi theo số lượng mà chú trọng vào chất lượng, nên hiện mỗi tháng chỉ đón từ 30 đến 40 khách. Cái mình muốn là du khách có được những cảm nhận thú vị về vùng đất phương Nam" - Trâm cho biết.

Câu chuyện Trâm đến với du lịch cũng hoàn toàn bất ngờ thú vị, bởi trước đó cô vốn chọn học sư phạm mầm non. Những giờ học trên giảng đường, cô thấy mình "lạc lõng" và mất định hướng nghề nghiệp.

Mãi đến khi gặp tiến sĩ Nguyễn Trọng Minh, giảng viên Đại học Đồng Tháp, cô mới được "khơi thông" và quyết dấn thân cho đam mê.

Trâm chọn học lại ngành du lịch và không ngại ngần làm lễ tân, chạy bàn, dọn phòng. Cô tham gia các hội, nhóm khởi nghiệp tại Đồng Tháp, đi thực tế các mô hình khởi nghiệp du lịch trên khắp cả nước.

Từ đó Trâm nhận thấy Đồng Tháp có những giá trị văn hóa bản địa rất đặc sắc, có thể phát triển loại hình du lịch kết hợp trải nghiệm ruộng đồng thực tế.

Không chịu an phận làm thuê lãnh lương như bao người khác, Trâm quyết định dấn thân khởi nghiệp riêng. Số vốn ban đầu từ tiền cô dành dụm và kêu gọi một số nhà đầu tư cùng nhiệt huyết. Nhưng con đường khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng cho bất kỳ ai, với Trâm cũng thế.

Cô vẫn còn nhớ như in những tháng ngày băng đồng vượt nắng gió tìm địa điểm đặt farmstay. Địa điểm phải đủ rộng và không quá cách xa thành phố. Cuối cùng, cô chọn Tam Nông bởi gần Vườn quốc gia Tràm Chim và không quá xa với du khách Cần Thơ, TP.HCM.

Khó khăn cũng bắt đầu từ đây. Đất đai sau khi cày ải sâu thì nổi phèn vàng quạch. Thói quen canh tác sử dụng thuốc hóa học và phân dìm phèn khiến phèn bị chôn sâu xuống lòng đất. Trâm quyết tâm cải tạo đất bằng cách rải vôi, bón hữu cơ và bỏ ruộng cho cỏ dại, lục bình mọc hoang để phục hồi đất.

Vụ đầu tiên cô cày ải đất trồng sen, toàn bộ chết sạch. Hàng cây dâu tằm, xoài, mận trồng quanh bờ đê cũng vàng hoe, rũ chết.

"Thiệt sự là nản vô cùng luôn. Mặc dù ban đầu xác định sẽ gặp muôn vàn khó khăn, nhưng đến mức cỏ cây chết hết thì mình không lường trước được. Bỏ cuộc thì dễ, đi tiếp mới thật sự khó khăn" - Trâm tự nhủ rồi bước tiếp.

Cô dẫn nước từ sông vào ruộng để rửa phèn hết đợt này đến đợt khác. Phải mất hơn nửa năm, bông sen đầu tiên mới nhú lên khỏi mặt ruộng và hé cánh nở. Cá nhỏ cũng bắt đầu xuất hiện trên kênh rạch quanh ruộng...

Đường vào farmstay men theo bờ ruộng nên việc chuyên chở nguyên liệu xây cất lán trại, bungalow cũng muôn phần trắc trở. Trâm phải dùng xe trâu kéo từng đoạn gỗ, phên lá dừa từ ngoài lộ lớn vào. Gạch tàu, lá dừa, gỗ được Trâm đích thân đến vùng sản xuất mang về.

"Mình muốn tự tay lựa vật liệu xây dựng farmstay. Tiêu chí là sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường, xây dựng không gian xanh kết nối mọi người với nhau" - Trâm cho biết.

Những lán trại đầu tiên bắt đầu được dựng lên, rồi sen, lúa cũng dần vượt thử thách khắc nghiệt. Thông qua những đơn vị lữ hành, những đoàn du khách Việt, Nhật Bản, châu Âu ghé thăm farmstay và vô cùng hào hứng với những trải nghiệm thú vị.

Farmstay dần đi vào hoạt động ổn định với lượng du khách đặt tour đều đặn hằng tháng.

Những người trẻ lội ngược dòng ở miền Tây - Kỳ 3: Về Đồng Tháp Mười xưa với cô gái 23 tuổi - Ảnh 3.

Du khách Tây trải nghiệm thú vui đồng quê hoang dã, tinh khiết - Ảnh: NVCC

Trải nghiệm nông nghiệp tinh khiết ngày xưa

Con trâu, ruộng lúa bắt đầu biết làm du lịch. Du khách đến farmstay được cưỡi trâu tắm sông, thu lượm trứng vịt, đổ bánh xèo bánh khọt. Tối đến được nghe đờn ca tài tử và các bậc tiền nhân kể về lịch sử hình thành vùng đất Đồng Tháp Mười, những điển tích, điển cố nơi mảnh đất phương Nam.

Hái vài loại hồng thơm ngoài vườn, rửa sạch rồi châm trà hoa đãi khách, Trâm tâm sự dân Đồng Tháp Mười ngày xưa chỉ trồng lúa mùa, ăn cá đồng nên chuyện bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoàn toàn không có.

Chính vì vậy bữa ăn dành cho thực khách tại farmstay cũng chú trọng vào chế độ ăn thực dưỡng với rau, củ, quả và hạn chế đạm, đặc biệt là đạm 4 chân như heo, bò.

Farmstay sắp tới sẽ hướng đến luân vụ giữa trồng sen, trồng lúa ST và thả nước tràn đồng nuôi cá mùa lũ. "Mình cố gắng đưa mùa vụ ruộng đồng trở lại thuận thiên nhiên như xưa. Mùa nào thức nấy để du khách cảm nhận rõ ràng nhất về vùng Đồng Tháp Mười xưa cũ" - Trâm chia sẻ.

Hiện farmstay có một lán trại lớn có sức chứa khoảng 50 khách và 10 bungalow có sức chứa khoảng 20 khách. Tất cả đều được làm hoàn toàn từ gỗ, tre, lá. Vỏ gối nằm được làm từ khăn làng dệt choàng Hồng Ngự.

Thay vì dùng nhang muỗi hay bình xịt côn trùng thì chủ nhân chọn trồng sả tím và dùng tinh dầu sả để xua đuổi muỗi, rắn...

Hiện Trâm đang theo học các lớp CEO khởi nghiệp, song song đó trau dồi thêm tiếng Anh để có thể dễ dàng giao tiếp với du khách nước ngoài. Với Trâm, muốn thành công cần phải có khát khao theo đuổi đam mê đến cùng.

Trong một lần được mời về giao lưu với học sinh Trường THPT Nguyễn Quang Diêu (thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp), Trâm từng chia sẻ: "Mặc dù chị có nhiều điều kiện để đi xa, nhưng chị quyết ở lại để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, tạo ra những giá trị cho cộng đồng. Chỉ cần kiên trì, giữ vững lòng tin vào đam mê thì thành công sẽ đến".

Dám đương đầu thử thách

Là người hướng dẫn, gắn bó với Trâm từ những ngày đầu khởi nghiệp, TS Nguyễn Trọng Minh - giảng viên Đại học Đồng Tháp - cho biết ý chí Trâm rất bền bỉ, không bỏ cuộc khi gặp sóng to gió lớn.

"Trâm luôn đương đầu mọi thử thách, không chọn việc nhẹ nhàng để làm. Trâm muốn xây dựng một hình tượng người trẻ dám nghĩ dám làm trên mảnh đất sen hồng Đồng Tháp", TS Minh chia sẻ.

https://tuoitre.vn/nhung-nguoi-tre-loi-nguoc-dong-o-mien-tay-ky-3-ve-dong-thap-muoi-xua-voi-co-gai-23-tuoi-20200525205148357.htm

Vietnamese student’s farmstay business a magnet for Mekong Delta tourists
Friday, June 05, 2020, 11:17 GMT+7
Vietnamese student’s farmstay business a magnet for Mekong Delta tourists
Ho Ngoc Tram poses at Viet Mekong Farmstay, nestled in Tam Nong District, Dong Thap Province in Vietnam’s Mekong Delta. Photo: Thanh Nhon / Tuoi Tre

Ho Ngoc Tram, a third-year university student majoring in tourism, is the founder of an increasingly popular tourist retreat in the Mekong Delta’s Dong Thap Province.

Tram, 23, is a junior in tourism culture at Dong Thap University and founder and CEO of Viet Mekong Farmstay, snugly nestled in Tam Nong District, around 500 meters from Tram Chim Town.

The farmstay, whose appeal lies in its utopian allure and idyllic pastoral views reminiscent of yesteryear’s lifestyle in Dong Thap Muoi — the Mekong Delta’s inland wetland — is gearing up to welcome back its visitors since Vietnam’s easing of coronavirus restrictions.

The retreat’s highlights include southern-style cottages, scenic lotus ponds, lush vegetable gardens and flower beds, paddy fields dotted with buffalo-drawn carriages, traditional pastry making, farming and fishing opportunities, and being treated to UNESCO-recognized ‘don ca tai tu’ traditional southern music and song performances as well as tales that have been passed on for generations.

 

“Weekenders come to my farm to become one with nature and escape from the hustle and bustle of city life while cherishing age-old values. We want to ensure a quality holiday for our guests, so we limit the number to about 30 or 40 each month,” Tram said, adding that her business is modeled on worthwhile traveling, local culture, and safe agriculture experiences.

While majoring in preschool pedagogy in college, Tram felt disoriented, knowing a job as a kindergarten teacher would not be for her.

She was not really sure where her passions lay until she met Dr. Nguyen Trong Minh, a lecturer from Dong Thap University who inspired her to forge her own path.

The young woman started afresh in tourism and took on jobs as a receptionist, food attendant, and room maid to gain hands-on experience in the industry.

She also joined entrepreneur clubs based in the province and began studying tourism models throughout the country.

Set on tapping into her hometown’s rich cultural values, she decided to open her own tourism facility and opted for a land plot in Tam Nong District thanks to its proximity to Tram Chim National Park and easy access for weekenders from Ho Chi Minh City and Can Tho City.

She funded the project with her own savings and sought out investors to cover the remaining costs.

Launching the business was easier said than done. It was not long before she experienced her first failure.

<em>Two foreign tourists indulge themselves in rustic delights at Viet Mekong Farmstay, nestled in Tam Nong District, Dong Thap Province in Vietnam’s Mekong Delta, in this provided photo.</em>
Two foreign tourists indulge themselves in rustic delights at Viet Mekong Farmstay, nestled in Tam Nong District, Dong Thap Province in Vietnam’s Mekong Delta, in this provided photo.

Shortly after opening the farmstay, she found herself struggling to cope with acidic soil — the result of the prior owner’s abuse of chemicals and acidic fertilizers.

Despite her efforts to reinvigorate the soil, all of her crops died.

“I was left daunted even though I had expected the path would be bumpy. It’s easy to give up, but it’s hard to find the courage to keep going,” Tram recalled of the early days.

She gave the business another shot, continually cleansing the soil of acidity. It was not until six months later when her efforts finally paid off, with lotuses budding and fish swimming in the fields.

 

“I hand-picked the construction materials to make sure they are environmentally friendly and to build up a green space and cozy ambience. All the organically grown foods here can be consumed on the spot,” the young CEO said, adding that she and her staff always stake out the best ingredients sourced from their own farm and create unique menus based off those ingredients while trying to maximize greens and cutting down on meat.

As tour operators began sending local vacationers and tourists from Japan and Europe to Tram’s farmstay on a regular basis, she began to rake in the cash and get the business off the ground.

The farm currently boasts a big hut capable of accommodating 50 guests and ten bungalows of around 20 guests each, with the owner keeping mosquitoes and snakes off the premises with lemongrass essential oil instead of chemical repellents.

Tram plans to alternate lotus, rice crops and raising fish during the flood season to offer tourists even more pastoral experiences.

“Despite opportunities to work away from home, I chose to run my own business right in my hometown so that my community can benefit from my work. All I need to succeed is perseverance, passion, faith, and determination to pursue this dream,” Tram, who is taking classes to improve her leadership skills and English, shared at an exchange session with local students.

Chia sẻ với du khách nhí về bánh dân gian Nam bộ

 

“Tram is such an aspiring young entrepreneur who readily takes on hurdles that come her way and is set on becoming a success story in Dong Thap, her homeland,” said Dr. Minh, Tram’s mentor since the earliest days.

Ngoc Hanh - Thanh Nhon / Tuoi Tre News
https://tuoitrenews.vn/…/vietnamese-students-far…/54929.html


(*) Xem thêm

Bình luận